Bề mặt nhôm được bảo vệ bởi lớp màng ô xy hóa có tính chống ăn mòn tốt, nhưng lớp màng này rất mỏng, bằng hiện trạng nguyên vốn có sẽ không thể chịu được tác động bởi môi trường sử dụng. Vì vậy, cần phải tạo một lớp màng bảo vệ bề mặt đáp ứng mục đích sử dụng. Xử lý ô xy hóa cực dương (Anode nhôm) là phương pháp xử lý bề mặt với mục đích tạo tính chống ăn mòn, tính chịu mài mòn, tạo lớp màu, tăng tính trang trí thẩm mĩ cho nhôm.
Mạ điện là phương pháp gắn kim loại với cực âm, tạo ra kết tủa hoàn nguyên ion kim loại trong dung dịch điện phân, nhưng xử lý Anode là phương pháp xử lý gắn kim loại (nhôm) với cực dương. Trong môi trường điện phân, nhôm sẽ phản ứng với ô xy, khiến hình thành một lớp màng ô xy hóa nhôm (Aluminium oxidation film) trên bề mặt kim loại.
Với cách nhìn khác, xử lý Anode là phương pháp xử lý để cố tình tạo ra lớp màng ô xy hóa nhôm vững chắc trên bề mặt nhôm tự nhiên; tạo thành một nguyên liệu phức hợp gồm ô xy hóa nhôm – một dạng của gốm sứ kết hợp với nhôm kim loại.
Do lớp màng nhôm cứng, được hình thành bởi rất nhiều lỗ nhỏ, tận dụng các lỗ nhỏ này để xử lý tạo ra màu sắc, tính trơn trượt, tính chống nước cho sản phẩm. (Có thể che lấp các lỗ nhỏ bằng quy trình xử lý Fuko).
Đặc trưng