PARKER PROCESSING VIET NAM CO., LTD PARKER PROCESSING VIET NAM CO., LTD
日本語EnglishTiếng Việt

QMS cho ngành công nghiệp ô tô

Ngày đăng: 23/02/2023

  • Chứng nhận ISO / TS 16949: 2009 06 tháng 01 năm 2012
  • Chứng nhận IATF16949: 2016 13 tháng 09 năm 2018

Do yêu cầu của một số khách hàng cũng như chiến lược phát triển của công ty: nâng cao sự hài lòng của khách hàng và đặc biệt sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sản xuất linh kiện ô tô trong tương lai, công ty PPV đã áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO/TS16949 cho ngành ô tô  từ năm 2011.

Với nhiều năm kinh nghiệm áp dụng tiêu chuẩn ISO/TS16949 là một nền tảng vững chắc và thuận lợi để công ty PPV thực hiện áp dụng chuyển đổi sang phiên bản IATF16949:2016

  • Giới thiệu về tiêu chuẩn IATF16949

➤ IATF là viết tắt của cụm từ International Automotive Task Force (Hiệp hội ô tô Quốc tế).

Bạn có thể hiểu rằng IATF16949 là “tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho ngành Ô – tô” – được ban hành lần đầu vào ngày 01 tháng 10 năm 2016. Tiền thân của IATF16949 là tiêu chuẩn ISO/TS16949. Phiên bản đầu tiên của ISO/TS 16949 được ban hành vào năm 1999 bởi tổ chức IATF với mục đích hài hòa các hệ thống đánh giá và chứng nhận khác nhau trên toàn thế giới trong chuỗi cung ứng cho ngành ô tô.

➤ Mục đích của tiêu chuẩn quốc tế IATF16949:2016 là phát triển Hệ thống Quản lý Chất lượng mà:

– Giúp cho Doanh nghiệp liên tục cải tiến
– Nhấn mạnh vào phòng ngừa sai lỗi, phòng ngừa khuyết tật
– Đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của ngành sản xuất ô tô và ứng dụng được các công cụ của ngành sản xuất ô tô.
– Giảm sự biến động của chất lượng sản phẩm, giảm sự biến động của quá trình và giảm lãng phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng của ngành ô tô.

Để ứng dụng được IATF16949:2016, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn IATF16949:2016, thì doanh nghiệp phải áp dụng thường xuyên 5 công cụ cốt lõi của ngành sản xuất linh kiện ô tô (5 Core tools) là:

– FMEA ( Failure Mode and Effects Analysis) – Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn.
– SPC (Statistical Process Control) –“Kiểm soát quá trình bằng thống kê”.
– MSA (Measurement System Analysis) – “Phân tích hệ thống đo lường”.
– APQP (Advanced Product Quality Planning) – “Hoạch định trước về chất lượng sản phẩm ”.
– PPAP (Production Part Approval Process) – “Quá trình phê duyệt sản xuất”.

➤ Thay đổi chính của IATF16949

– Cách tiếp cận quá trình trên cơ sở phân tích rủi ro được đề cập xuyên suốt toàn bộ tiêu chuẩn
– Bổ sung các yêu cầu về an toàn sản phẩm
– Yêu cầu quản lý sản phẩm có cài đặt phần mềm ở nhiều điều khoản
– Cụ thể hóa yêu cầu về năng lực chuyên gia đánh giá nội bộ và chuyên gia đánh giá bên thứ 2.
– Cụ thể hóa các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp
– Bổ sung các yêu cầu cụ thể về  xác định  và truy vết nguồn gốc
– Bổ sung qui định phải có quá trình quản lý bảo hành nếu có nhu cầu từ khách hàng.
– Văn bản hóa việc áp dụng nguyên tắc “ngăn ngừa lỗi” (error-proofing)